Gửi và nhận feedback sao cho hiệu quả?
Không có kịch bản (tốt) nào tự nhiên sinh ra. Cho và nhận feedback (phản hồi) là điều cần thiết đối với các nhà biên kịch thành công. Cơ mà, phản hồi sao cho hiệu quả?
Chúng ta đều biết về việc viết và viết lại. Nó là cả một quá trình. Bạn có một ý tưởng, ý tưởng đó phát triển và kết thúc trên giấy. Nó được sửa đổi, định hình và tái tạo lại một lần nữa. Tại một số điểm, bạn cần có một góc nhìn mới mẻ – một đôi mắt đáng tin cậy để đi sâu vào câu chuyện và đưa ra phản hồi trung thực.
Điều này có thể khiến người viết cảm thấy dễ bị tổn thương – và người đọc không thoải mái. Làm thế nào bạn có thể điều hướng các vùng nước đục ngầu này, để cả hai người đều cảm thấy nó đáng để nỗ lực? Chỉ cần xem cấu trúc kịch bản giống như kim chỉ nam của bạn. Tất cả mọi thứ nói ra và nhận lại phải đúng mục tiêu, cụ thể và hướng tới một kết luận trung thực.

Cho phản hồi đúng cách

The Right Way to Give and Receive Feedback on a Script — Giving Feedback

Khi bạn đọc tác phẩm của một ai đó, bạn không phải một nhà phê bình. Vai trò của bạn là một cố vấn, và mục tiêu cuối cùng của bạn là giúp biên kịch cải thiện kịch bản. Thật dễ dàng để nghĩ rằng hành động tốt nhất là chỉ ra sai sót. Điều đó không tạo ra niềm tin trong các mối quan hệ. Sao bạn lại nghĩ rằng trò đó hiệu quả với nghệ thuật?

Hãy tập trung vào các đề xuất cải tiến hơn là chỉ ra sai sót. Bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy hàng rào bị phá vỡ; nhưng cần có kiến thức để tìm ra cách để sửa chữa nó. Và hãy nhớ rằng, có nhiều sự lựa chọn – vá nó, sửa chữa nó, thay thế nó. Nguyên tắc tương tự áp dụng cho kịch bản phim. Bạn sẽ không có ngay một câu trả lời đúng để khắc phục vấn đề. Tuy nhiên, nếu phản hồi của bạn là trung thực, nếu bạn dành thời gian để đọc một cách kỹ càng và yêu thương, nếu bạn đặt ra những câu hỏi thông minh và mang tính khuyến khích, bạn có thể giúp biên kịch tạo ra một bản thảo mới tốt hơn.


Hãy cụ thể

Hãy cho phản hồi một cách ngắn gọn và súc tích. Dùng dao mổ, chứ đừng xài búa tạ. Và hãy chọn cách thể hiện khôn ngoan để không tạo ra thêm gánh nặng lên vai biên kịch.

Ví dụ, nếu đường dây kịch bản có vấn đề, đừng cố moi hết mọi lỗi, nó có thể trở nên quá sức chịu đựng. Cho biên kịch biết rằng bạn thấy trong kịch bản có vài lỗ hổng và đề nghị biên kịch tuân thủ các quy tắc. Nếu sau đó họ xin lời khuyên cụ thể, hãy bắt đầu chỉ ra. Giờ thì, mọi người đều trở nên hoà nhã và nhẹ nhàng – chỉ ra từng cái lỗi sai của biên kịch chỉ đơn giản là gây thêm căng thẳng không cần thiết.

The Right Way to Give and Receive Feedback on a Script — Be Specific

Tuy nhiên, đừng chỉ nói mọi thứ một cách chung chung. Sẽ thật vô ích nếu chỉ nói một cách đơn giản là “Cái này không ổn” hay “Tôi không tin nhân vật này”. Hãy quay trở lại với lời khuyên đầu tiên. Nếu mục tiêu của bạn là giúp biên kịch làm cho kịch bản tốt hơn, thì phản hồi mơ hồ sẽ giúp ích kiểu gì?

Bạn có thể không có câu trả lời, nhưng nếu bạn đặt câu trả lời của mình dưới dạng câu hỏi, bạn và biên kịch có thể cùng nhau động não. Ít nhất, bạn đã đưa cho biên kịch một cái gì đó để suy ngẫm cho bản thảo tiếp theo.

Để hướng đến mục tiêu và cụ thể hoá hành động, hãy nhìn vào thực tế những gì bạn đã đọc. Thay vì nói rằng “Cái này không ổn, cái kia không ổn”, bạn có thể nói rằng “Bạn đã miêu tả nhân vật này như một người rất tự tin. Nhưng sao cô ấy lại trở nên rụt rè với những người khác trong cảnh này?”. Giờ thì bạn đã có một quan sát sắc sảo và sử dụng chi tiết đó để hỏi một câu hỏi thông minh sẽ dẫn đường cho câu chuyện phát triển câu chuyện.


Hãy trung thực

Không ai có thể cải thiện bản thân khi mà suốt ngày nghe rằng không có gì cần phải thay đổi. Mọi hoạ sĩ đều biết việc vẽ vời sẽ không bao giờ kết thúc; tại một số điểm, bạn chỉ đơn giản đặt cây cọ xuống. Nếu bạn đặt bản thân vào vị trí của một nhà văn đã yêu cầu bạn đọc kịch bản và muốn có phản hồi, điều đó có nghĩa là không có thời gian để đặt cọ xuống.

Đưa ra phản hồi trung thực là nghĩa vụ của bạn khi bạn đồng ý đọc kịch bản. Cần phải nhớ rằng đó là sự thật, không phải ý kiến của bạn, mà người viết đang gạ gẫm. Ai quan tâm nếu bạn thích nó, hoặc nó không phải là thể loại ưa thích của bạn. Bạn có thể ghét phim kinh dị, nhưng là một chuyên gia, bạn nên biết các yếu tố cần thiết để tạo ra một kịch bản kinh dị thành công.

The Right Way to Give and Receive Feedback on a Script — Be Honest

Mỗi kịch bản sẽ có một số yếu tố hiệu quả; tìm kiếm nó và chỉ ra cho biên kịch thấy. Đó có thể là chìa khoá giúp bạn giải quyết các vấn đề quan trọng về câu chuyện và nhân vật sau này.

Nếu bạn đọc có chủ đích, hãy sử dụng cấu trúc và nhân vật làm kim chỉ nam cho bạn; đưa ra phản hồi trung thực với góc nhìn để khám phá và cơ hội để cải thiện. Bạn sẽ là một cố vấn thông minh. Và nếu bạn biết rõ về người viết, bạn cũng sẽ có thể giữ gìn tình bạn của mình!


Đón nhận phản hồi

Không ai muốn làm ra một thứ tệ hại. Đôi khi chúng ta gắn bó với một ý tưởng hay một yếu tố cụ thể mà không phù hợp với câu chuyện, thế nhưng chúng ta không nỡ bỏ nó đi. Đôi khi sự gắn bó đó làm chúng ta mù quáng tới nỗi không thể nhìn thấy bất kỳ vấn đề nào khác. Tôi gọi đó là “Hội chứng chìa khoá”.

The Right Way to Give and Receive Feedback on a Script — Receiving Feedback

Tôi biết tôi để chìa khóa trong bếp. Tôi không thể tìm thấy chìa khóa của mình. Tôi nhìn khắp nhà bếp. Vẫn không thể tìm thấy. Trong cơn hoảng loạn, tôi sẽ tìm kiếm những nơi khác: phòng ngủ, phòng tắm và quay trở lại nhà bếp, nơi tôi chắc chắn đã để lại chìa khóa ở đó. Tôi có thể bất chợt nghĩ ra! Kiểm tra xe! Sau đó tôi nổi giận với chính mình. Đồ ngốc – làm thế nào bạn có thể vào nhà nếu bạn để chìa khóa trong xe?

Tôi gặp vài người bạn. Những người này không giữ chìa khóa, cũng không khao khát tìm thấy chúng. Những người này chỉ muốn làm bạn bình tĩnh và cố gắng giúp đỡ bạn. Họ thường đặt ra những câu hỏi:

  • Lần cuối bạn nhìn thấy nó là khi nào?
  • Lúc đó bạn có cầm theo bất cứ thứ gì khác trong tay không?
  • Bạn đã mặc quần gì?

Tất cả những câu hỏi bất ngờ, thông minh mang lại sự thật đang giải quyết vấn đề của bạn. Bạn nhận ra mình đã thay quần áo và chìa khóa nằm trong quần jean trên sàn phòng tắm. Đó là những gì bạn cần nhớ khi nhận phản hồi. Mục tiêu là giúp bạn tìm ra chìa khóa cho câu chuyện, củng cố nó và thực hiện lời hứa về ý tưởng ban đầu của bạn.

Mở rộng đầu óc, đặt câu hỏi, và đừng cảm thấy bắt buộc phải chấp nhận mọi ghi chú. Nó vẫn là câu chuyện của bạn. Bạn không cần phải kết hợp với phản hồi của người khác nếu nó không cộng hưởng với bạn. Những gì bạn cần làm là đưa nó vào câu chuyện, và nếu ghi chú đó nhất quán với ý kiến của những người khác, những người đã đọc kịch bản của bạn, bạn nên kiểm tra lại. Có lẽ đó là gợi ý về một giải pháp không hấp dẫn đối với bạn. Có lẽ bạn chỉ cần tập trung vào vấn đề câu chuyện mà người đọc đã chỉ ra và tìm cách khắc phục nó sao cho hợp lý với bạn.

Tập trung vào mục tiêu – một bản thảo tốt hơn. Hãy cởi mở với phản hồi cụ thể, và xác định rõ thực tế những gì bạn có bây giờ. Công việc trước mắt của bạn là hãy làm sao cho kịch bản tốt hơn.

© yooribae, dịch từ bài viết của Paula Goldberg, premiumbeat.com

Discover more from Yoori's Blog

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading