Freelancer Life: Khi Khách Hàng Luôn Xù Tiền Bạn

Nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất đối với freelancer chính là việc khách hàng không-trả-tiền-đúng-hạn, hoặc xù luôn. Dưới đây là vài lưu ý nhỏ bạn có thể áp dụng để đảm bảo là cơn ác mộng chết tiệt ấy sẽ không còn xảy ra.

Nếu bạn đã hoặc đang là một freelancer, chắc chắn bạn đã, đang và sẽ rơi vào tình huống này. Bạn nhận dự án, cày sấp mặt lờ, ráng làm theo mọi yêu cầu từ doggy đến blowjob. Trải qua trăm cuộc bể dâu, bạn ra một sản phẩm theo đúng ý khách hàng. Nén cơn đau âm ỉ dưới mông, bạn nhấn gửi. Khách reply “Uh”, hoặc “Đã xem”. Vài tuần trôi qua. CGV tăng giá vé. Chú chủ nhà xách can dầu ăn qua đòi tiền. Bạn gái cũ của bạn gửi thiệp cưới. Chiếc xe của bạn hết sạch xăng. Giá ức gà bữa nay lên 65.000đ/ký. Bạn kiểm tra tài khoản và nhớ ra vị khách hàng làm bạn lòi trĩ hồi lâu vẫn chưa gửi thanh toán trong khi sản phẩm mà bạn làm cho họ đã lên sóng từ khi nào. Bạn gọi hàng trăm cuộc, nhắn hàng ngàn tin, spam hàng vạn bình luận trên fanpage công ty khách hàng, viết status 5000 chữ than nghèo kể khổ tag khách hàng vào, gửi và check email mỗi hai phút một lần để chắc rằng khách hàng có thể nhìn thấy tên bạn. Có thể bạn sẽ được trả tiền. Thường là không.

Nói thẳng ra, đó là một trải nghiệm hổng vui. Nó khiến bạn khó chịu, bực bội và mệt mỏi. Nhất là khi bạn không có tiền trả tiền nhà và bị chủ nhà quẳng ra đường. Bạn tức giận tới mức muốn thiêu sống lột da cạo đầu thiến sạch lũ khốn đó. Nhưng bạn nhớ ra nếu bị bắt bạn sẽ phải đi tù và bạn thậm chí không có tiền để mướn luật sư giúp bạn giảm án. Bạn không thể làm gì cả, chỉ có thể ôm hận vào lòng, rồi sụt cân, rồi rụng tóc, rồi buồn bã nhìn khách hàng (cũ) của bạn up hình đi chùa, đi từ thiện, đi cầu siêu, đi ăn nhà hàng, đi spa, đi hưởng tuần trăng mật hay đưa con đi du học bằng đồng tiền mà lẽ ra họ phải gửi vào tài khoản của bạn.

Vậy làm sao để đảm bảo rằng khách hàng sẽ phải trả tiền cho bạn đúng ngày (và đầy đủ) ?


Ký hợp đồng

11206628_1106129936070202_8851371679588789541_o.jpg

Có một chuyện mà chẳng ai nói với tôi khi tôi mới bắt đầu trở thành freelancer: Chi phí thực tế hoàn toàn khác với trong hợp đồng. Điều này có vẻ rõ ràng, nhưng khi bạn chỉ mới vào nghề, toàn bộ quá trình thực tế có một chút mơ hồ.

Khi deal hợp đồng với khách hàng, hãy lắng nghe thật kỹ những yêu cầu của họ, đồng thời trao đổi thẳng thắn và làm rõ mọi chi phí phát sinh, như dự án làm trong mấy ngày, lương net hay sao, thuế thu nhập cá nhân của bạn là khách đóng hay bạn tự đóng, trang thiết bị ai thuê, ai trả tiền… chẳng hạn. Hãy đảm bảo mọi thứ thật rõ ràng về mặt tiền bạc. Sau khi hai bên thống nhất mọi yêu cầu, hãy đảm bảo hợp đồng của bạn thật cụ thể bao gồm những yếu tố sau:

  1. Thời gian hoàn thành dự án và thời hạn thanh toán: Mỗi dự án đều có những sự khác biệt nhất định, tuy vậy, lên kế hoạch cụ thể luôn mang lại ích lợi về sau. Bạn cho khách hàng biết khi nào thì họ có thể nhìn thấy sản phẩm hoàn chỉnh, đồng thời bạn cũng biết rõ khi nào thì bạn được trả tiền. Một hợp đồng ràng buộc giúp cả hai bên có trách nhiệm hơn. Giấy trắng mực đen rõ ràng cũng sẽ giúp bạn đỡ phiền não hơn nếu lỡ may tới ngày thanh toán khách hàng của bạn hứng lên và quyết định đem tiền của bạn đi làm từ thiện thay vì chuyển khoản cho bạn để bạn trả tiền nhà. Luật pháp có quy định rõ ràng về tiền bồi thường nếu vi phạm hợp đồng. Hãy chú ý đến điều khoản đó. Nếu trong hợp đồng của bạn có điều khoản về bồi thường trong trường hợp khách hàng thanh toán trễ, điều đó thật tuyệt vời. Còn nếu trong hợp đồng không có, thì cứ làm theo Luật. Một số công ty có chính sách thanh toán trong vòng 30 đến 45 ngày, hãy cố gắng để thu xếp với họ. Nhưng nếu bạn cần thuê thiết bị hoặc địa điểm phục vụ dự án với số tiền đó, hãy chắc chắn rằng khách hàng hiểu rõ bạn cần được thanh toán (một phần hoặc toàn phần) trước khi dự án bắt đầu. Trong trường hợp khách hàng cố tình lơ đi chuyện đó, tốt nhất là nên lơ luôn họ.
  2. Bảng báo giá: Luôn liệt kê rõ ràng và đầy đủ chính xác toàn bộ chi phí của dự án trong Bảng Báo Giá đi kèm với Hợp Đồng. Bằng cách đó, khách hàng của bạn biết chính xác họ đang chờ đợi điều gì, còn bạn thì có được một thỏa thuận bằng văn bản đảm bảo rằng bạn sẽ được nhận số tiền đó. Bảng báo giá cũng giúp phác thảo chính xác chi phí dự án gồm những gì (nhân lực, sản xuất, thiết bị, số lần chỉnh sửa…); nhờ vậy, khách hàng biết rõ rằng tiền của họ sẽ đi về đâu.
  3. Số lần chỉnh sửa: Một cơn ác mộng khác đối với các freelancer là những lần sửa đổi vô tận. Thật kinh khủng mỗi khi khách hàng (lại) hứng lên và bắt bạn phải sửa đổi tưởng chừng như vô số lần chỉ để tới cuối cùng họ chọn lại phiên bản đầu tiên. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy hối hận vì đã không bổ sung một điều khoản quy định rõ số lần sửa đổi không tính phí khi ký hợp đồng, khiến khách hàng nghĩ rằng họ có thể yêu cầu bạn chỉnh sửa trăm ngàn lần cũng chẳng thành vấn đề. Hãy nhớ, cho khách hàng biết rõ bạn sẽ chấp nhận chỉnh sửa miễn phí cho họ mấy lần trước khi bắt đầu tính phí phụ thu.
  4. Mọi thứ đều trong hợp đồng: Tất cả những yêu cầu, mong muốn đó đều phải được viết ra trước lúc hợp đồng. Chuyện khách hàng thích đủ thứ là chuyện bình thường, nhưng bạn cần phải đồng ý với tất cả chúng trước khi công việc bắt đầu.

Hãy kiên trì

jh.jpg

Giờ, cứ coi như bạn đã hoàn thành mọi thứ, ha. Bạn ký hợp đồng, hoàn thành công việc, gửi đi sản phẩm hoàn thiện cuối cùng. Thật không may, sản phẩm đã lên sóng được nửa năm và bạn vẫn chưa nhận được thanh toán. Chú chủ nhà đang đứng ở cửa phòng bạn và bắt đầu mở nắp can dầu ăn. Bạn làm gì bây giờ? Khoan, đừng vội lôi khách hàng lên facebook bóc phốt. Các doanh nghiệp thường có rất nhiều khoản chi, mà đôi khi họ có thể quên mất hợp đồng của bạn trong đống giấy tờ.

Đầu tiên, hãy gửi cho khách hàng một email, nhắc họ nhớ là thời hạn thanh lý hợp đồng của bạn vừa quá hạn. Phần lớn khách hàng sẽ nhớ ra và gửi tiền cho bạn ngay. Thật may mắn cho bạn.

Nhưng trong vài trường hợp không mấy hiếm hoi khác, mọi chuyện không được suôn sẻ như vậy.

Nếu khách hàng không trả lời, hãy gửi email cho họ. Hai lần một tuần. Ba lần một tuần. Cuối cùng, tăng lên mỗi ngày một lần. Hãy đảm bảo tiếng nói của bạn được nghe và họ biết rằng bạn cần được thanh toán. Hãy nhớ, cho họ thấy sự tôn trọng và cố gắng đừng đe dọa họ. Khách hàng rất nhạy cảm. Họ mà bị đe dọa họ sợ rụng lông là họ xù tiền bạn ngay. Chỉ cần họ cảm thấy họ bị tổn thương là họ sẽ xù tiền bạn. Còn bạn bị tổn thương thế nào họ chẳng quan tâm đâu. Sau tất cả, nếu họ vẫn không phản hồi và chú chủ nhà đã nhỏ tới giọt dầu ăn cuối cùng lên mông bạn, hãy đến thẳng văn phòng của khách hàng. Thật khó để ai đó tránh né bạn khi bạn đứng ngay trước mặt họ.


Đừng bị đánh lừa bởi những lời than vãn

tumblr_nbd2vov1LZ1t6vlgio1_500.gif

Có đôi khi, hoặc nhiều khi, khách hàng không thanh toán cho bạn đúng hạn. Có nhiều lý do được đưa ra: “Giờ chưa có tiền”, “Kế toán đi đẻ”, “Kế toán về quê”, “Bà hàng xóm của kế toán đi lấy chồng”, “Kế toán (lại) đi đẻ”, “Công ty đi du lịch”, “Con gái sếp đi du học”, “Sếp bận đi spa”, “Bà già sếp đi chuyển giới”… và nhiều lý do còn khó có thể tưởng tượng hơn. Đôi khi, nếu bạn với vào nghề, người ta sẽ nói với bạn thế này: “Làm nghệ thuật thì đừng quá đặt nặng chuyện tiền bạc”. Vâng, hãy nằm trên giường và suy nghĩ thật kỹ về điều đó trong lúc chú chủ nhà đáng yêu đang đi mua thêm một thùng dầu ăn mới.

Thú thật, tất cả mọi freelancer đều muốn nói thế này: “Bố méo quan tâm công ty mày có chuyện gì. Tiền của bố, trả lại đây cho bố, ĐM chúng mày!!!”. Nhưng vì phép lịch sự, cũng vì khách hàng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, nên mọi freelancer đều phải nhịn nhục, cố gắng ngửa tay ra năn nỉ xin lại từng đồng bạc vốn là của mình.

Thường thì chuyện trễ tiền hay xảy ra ở những công ty nhỏ, công ty khởi nghiệp có ít vốn. Mấy công ty lớn với mấy tập đoàn có xu hướng xù tiền nhiều hơn. Kinh doanh là vậy. Đó là chuyện rất thường xảy ra.

Tất nhiên, mọi tình huống đều khác nhau, và luôn luôn có giải pháp cho mọi chuyện. Hãy cố gắng hết sức để trao đổi rõ ràng và cụ thể với khách hàng, nhưng nếu họ không có thái độ hợp tác đúng mực, hãy nhắc nhở họ rằng bạn đã hoàn thành phần việc của bạn, còn họ thì chưa. Bạn có thể thông cảm với khó khăn của họ, nhưng đừng bao giờ để họ lợi dụng bạn.

Khi khách hàng đưa ra lý do, tạm thời cứ cho họ thời gian để thu xếp thanh toán cho bạn. Nhớ yêu cầu họ cho ngày giờ chính xác, cụ thể bằng văn bản. Trong vài trường hợp, khách hàng sẽ trả tiền cho bạn. Hơi lâu, nhưng ít ra cũng lấy được tiền.

Mặt khác, một vài công ty đưa ra lý do, hứa hẹn thanh toán, xong xù luôn. Loại súc sinh này thực sự đang muốn thách thức sự kiên nhẫn của bạn. Chúng nghĩ rằng chỉ cần chúng lơ đẹp bạn đi, bạn sẽ phải từ bỏ. Hãy cứng rắn với loại này. Bạn đã bỏ công sức ra, bạn phải được trả công đầy đủ. Bóc phốt chúng nó ngay. Facebook ủng hộ bạn.


Lựa chọn khách hàng cẩn thận

FTLY01-00088.jpg

Việc bạn có được thanh toán đúng hạn hay không có thể phụ thuộc vào kiểu dự án mà bạn đang giao dịch. Nếu đó là một doanh nghiệp lành mạnh, họ có thể sẽ trả tiền cho bạn đúng hạn. Tuy nhiên, nếu đó là một người quen của người quen trên Facebook của bạn, người vừa nảy ra ý tưởng “Tạo dựng đế chế sitcom trên Youtube”, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đồng ý ký hợp đồng.

Hãy luôn tin vào cảm giác của bạn, luôn luôn. Nếu bạn cảm giác công việc này sẽ có nhiều rắc rối, hãy tránh xa nó. Hoặc nếu khách hàng liên tục cho bạn biết ngân sách dành cho dự án này nhỏ như thế nào, hãy thận trọng. Những kẻ đó là loại người nghĩ rằng làm phim hay sản xuất video thật dễ dàng và sẽ không bao giờ đánh giá bạn hoặc công việc của bạn đúng mức.

©yooribae


*P/S: Sau một năm hoạt động, đây là bài đầu tiên tôi viết dựa trên một bài viết khác. Bản gốc tiếng Anh thuộc về Robbie Janey, PremiumBeat.com. Khi dịch bài này tôi có thay đổi và chỉnh sửa một vài đoạn cho phù hợp với phong cách cá nhân và tình hình thực tế tại Việt Nam. Mong rằng bài viết này sẽ an ủi phần nào cho các bạn freelancer thường xuyên bị khách hàng trễ lương, quịt nợ. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn cảm thấy bài viết có ích cho bạn và những người xung quanh. Chân thành cảm ơn ♥

3 Replies to “Freelancer Life: Khi Khách Hàng Luôn Xù Tiền Bạn”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *