[Kịch bản 101] #5: Điều gì tạo nên một kịch bản có tính “điện ảnh” ?

[Kịch bản 101] #5: Điều gì tạo nên một kịch bản có tính “điện ảnh” ?

Theo kế hoạch ban đầu, thì sau vài ba bài mở màn, tôi sẽ đi vào phần kỹ thuật, vốn khá ngắn gọn. Nhưng sau các bài trước, tôi muốn dành ra một bài để (tạm) tổng kết những khái niệm nền tảng mà mọi biên kịch cần nhớ trước khi bắt tay vào xây dựng một kịch bản phim.

Câu chuyện trước đã

63e3f717-3425-41ef-80c3-e6bde4e61d13.jpg

Bạn muốn truyền tải một thông điệp, bạn muốn làm ra một bộ phim mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đậm tính nghệ thuật, nhưng nếu bạn không kể được một câu chuyện rõ ràng, mạch lạc, thì thông điệp hay giá trị nhân văn đó chẳng có ý nghĩa gì cả.

Điện ảnh là nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh

Tôi sẽ không nhắc lại nhiều về vấn đề này. Nếu bạn muốn kể một câu chuyện bằng những miêu tả cảm xúc hay liên tục đối thoại thì bạn nên chuyển sang viết truyện hoặc kịch bản sân khấu.

Dù vậy, gần đây tôi có suy nghĩ rằng, nếu điện ảnh là kể chuyện bằng hình và nhiều tầng ý nghĩa, thì các MV Kpop đang ngày càng có nhiều tính điện ảnh hơn.

Bất kể câu chuyện của bạn là gì, nó phải chạm vào được trái tim khán giả.

Khán giả tìm đến nghệ thuật không chỉ để giải trí, mà bởi vì sâu thẳm bên trong, họ cần nghệ thuật mang đến cho họ sự cứu rỗi tâm hồn. Đó là lý do có những bộ phim khiến bạn khóc. Đó là lý do có những bộ phim làm thay đổi cuộc đời bạn. Đó là lý do tại sao khi buồn người ta có xu hướng thích xem mấy bộ phim ung thư hơn là xem Trấn Thành nói tục.

Nếu làm phim chỉ để giải trí, thì Rola Takizawa xứng đáng nhận giải Oscar.

1341685971142.jpg

Tiếc là nhiều người làm phim ở Việt Nam vẫn mang tư tưởng làm JAV là điện ảnh.

Kịch bản phim là một dạng văn bản kỹ thuật

Kịch bản là phương tiện truyền tải, chuyển hóa câu chuyện mà bạn muốn kể từ ý tưởng thành một bộ phim hoàn chỉnh. Về mặt bản chất, kịch bản hoàn toàn là một bản vẽ kỹ thuật. Bạn dùng mọi kỹ thuật kể chuyện mà bạn biết để thể hiện ý đồ nghệ thuật mà bạn muốn truyền tải. Bạn dùng mọi kỹ thuật kể chuyện mà bạn biết để thể hiện được một câu chuyện gay cấn, hấp dẫn, thu hút khán giả hơn. Bạn sử dụng kỹ thuật trình bày dành riêng cho kịch bản phim, để giúp kịch bản trở nên dễ nhìn, dễ đọc, dễ phân tích hơn. Bạn dùng kỹ thuật miêu tả trần thuật để đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng, cụ thể, giúp đạo diễn, diễn viên, quay phim và ekip biết rằng họ cần phải làm những gì trên trường quay. Nếu kịch bản của bạn không đảm bảo về mặt kỹ thuật, câu chuyện của bạn, bộ phim của bạn sẽ trở thành một mớ hỗn độn và đầy lỗ hổng.

Nếu nằm mơ thấy viết kịch bản, hãy đánh con số 3

Điều tạo nên một kịch bản phim hoàn chỉnh, chặt chẽ, gọn gàng đều nằm gọn ở con số 3. Cấu trúc 3 hồi – cấu trúc nền tảng nhất – không chỉ bao gồm cấu trúc tổng thể của cả bộ phim, mà trong mỗi cảnh quay, mỗi phân đoạn cũng đều tuân thủ chặt chẽ cấu trúc 3 hồi. Bên cạnh đó, nhằm tạo kịch tính cho phim, mỗi cảnh phim đều dựa trên quy tắc 1-2-3, một kỹ thuật mà tôi sẽ nói tới trong một bài riêng biệt sau.

cấu trúc kịch bản

Có một câu nói thế này: Một bộ phim thành công hay thất bại nằm ở 3 phút đầu tiên. Tôi xin bổ sung thêm: Trong quảng cáo, bạn chỉ có 30 giây để kể một câu chuyện đầy ấn tượng. 30 giây.

Khi nào? Ở đâu? Ai? Làm gì? Tại sao?

Khi viết một câu chuyện, một kịch bản, hay một cảnh phim, hãy bắt đầu bằng cách trả lời tất cả các câu hỏi trên. Đây là cách nhanh nhất và cũng là cách hiệu quả nhất để bắt đầu đi vào câu chuyện/sự kiện/cảnh phim.

10

Nguyên tắc bậc thang

Là nguyên tắc dựa trên nền tảng của Cấu trúc 3 hồi, Nguyên tắc bậc thang quy định mỗi sự kiện xảy ra sau phải có tác dụng thúc đẩy kịch tính của câu chuyện và mạch phim tăng lên. Nguyên tắc bậc thang giúp biên kịch hiểu rõ và xác định chính xác hơn về việc sắp xếp các sự kiện theo cấu trúc trong phim, cũng như giúp biên kịch tránh được lỗi “thiếu kịch tính” dễ gặp phải trong quá trình kể chuyện.

nguyên tắc bậc thang

Nguyên lý tảng băng trôi

Nguyên lý tảng băng trôi cho rằng một tác phẩm nên giống như một tảng băng trôi, 1 phần nổi – 7 phần chìm. Điều này có nghĩa là so với những gì khán giả nhìn thấy, phần mạch truyện ngầm và ý nghĩa cần phải rộng lớn hơn. Bên cạnh đó, Nguyên lý tảng băng trôi cũng đi kèm với lối viết Trưng ra (Showing), cho khán giả thấy hình ảnh một cách rõ ràng, cụ thể.

Pegasus_vertex_Iceberg

Điện ảnh là nghệ thuật của sự tối giản

Các biên kịch mới vào nghề thường hay phô hết tất cả những gì họ biết ra, và có xu hướng đưa tất cả mọi thứ vào trong kịch bản, cuối cùng biến kịch bản thành một nồi lẩu thập cẩm hổ lốn chẳng chút ngon lành. Đừng để bản thân rơi vào trường hợp này. Dù cho bạn là một người học cao hiểu rộng, hay là bách khoa toàn thư, thì khi viết kịch bản, hãy thể hiện câu chuyện của bạn bằng một hình tượng giản đơn, cô đọng, súc tích nhất.

04

Không ai thích xem một bộ phim dài dòng, lan man cả.

Điều đầu tiên nảy ra trong đầu bạn, khán giả cũng nghĩ tới. Điều thứ 2, thứ 3 cũng vậy.

Suy nghĩ đầu tiên, luôn là suy nghĩ thông thường nhất. Nếu bạn đoán được, khán giả cũng vậy. Trong quá trình xây dựng kịch bản, hãy liệt kê ra càng nhiều hướng giải quyết vấn đề càng tốt, sau đó chọn ra hướng đi phù hợp với nhân vật nhất. Đó là cách giúp cho câu chuyện của bạn trở nên thú vị, hấp dẫn.

Cuối cùng, cũng là điều đầu tiên, hãy viết ra, dù cho bạn chẳng có gì để viết.

33

Từ ngày mai, tôi sẽ bắt đầu đi sâu vào các kỹ thuật kể chuyện khác nhau. Hãy cho tôi biết bạn muốn biết thêm về vấn đề nào, tôi sẽ trả lời chi tiết nhất có thể. Cảm ơn.

Δ Mấy hôm nay tôi khá là mệt, phần vì toàn viết bài từ nửa đêm về sáng, phần vì toàn ăn mì gói qua ngày, cộng với việc phòng tôi nằm trên cao ngập tràn ánh sáng nên không thể ngủ được quá lâu, trong khi mỗi ngày ngoài viết bài up blog tôi còn viết thêm nhiều thứ khác. Cho nên là, với các bạn làm công việc viết lách, hãy cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý, giữ gìn sức khỏe, nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tránh bị mệt mỏi, stress ảnh hưởng đến công việc và khả năng sáng tạo của bạn.

©yooribae


Comments

12 bình luận cho “[Kịch bản 101] #5: Điều gì tạo nên một kịch bản có tính “điện ảnh” ?”

  1. Đã đọc và rất cảm ơn anh !

    1. Cảm ơn bạn đã ủng hộ blog ^^

  2. Ảnh đại diện Đinh Trọng Nghị
    Đinh Trọng Nghị

    Giữ gìn sức khỏe để cống hiến nhé. Thanks

    1. Cảm ơn Nghị đã ủng hộ blog ^_^

  3. Tôi đọc 1 mạch hết 4 bài của tác giả. Cũng có thể tôi cẩu thả đọc vội, mà thực ra tôi tham lam đọc cho thật nhiều thứ mà mình trông đợi từ rất lâu rồi. Bài viết quá công phu sẽ lấy đi nhiều công sức của tác giả. Hãy giữ sức khoẻ vì cộng đồng cần bạn.

    1. Cảm ơn Thành đã ủng hộ blog ^_^

      1. Mình cũng đọc một mạch dc tới đây! Vô cùng cảm ơn tác giả- Một người đầy tâm huyết, nhiệt thành …Rồi trong số những người đọc đây biết đâu có người kiệt xuất xuất hiện cùng tạo nên những kiệt tác xứng tầm nhỉ! Hy vọng và hy vong..

        1. Cảm ơn bạn đã ủng hộ blog ^_^

  4. Cảm ơn tác giả rất nhiều. Em đã học được rất nhiều điều bổ ích. Mỗi ngày em đều đọc 1 bài nhiều lần để hiểu thật rõ.

    1. Cảm ơn Hương đã ủng hộ blog ^_^

  5. Tỉnh ngộ ra rất nhiều, thật sự cảm ơn anh. Chỉ là đậu xanh đang cai (no nut) lại xem cái kia, nóng hết cả người.

    1. Happy No Nut November :)))

Leave a Reply

Discover more from Yoori's Blog

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue Reading

%d