Vài ngày trước, tôi có đọc được một bài báo, phỏng vấn một biên kịch phim truyền hình có vài phim (tự nhận là) “chữa lành” được chiếu trên TV thời gian gần đây. Biên kịch đó chia sẻ rằng “Muốn “cứu hộ” được thì trước đó phim phải kể về những tổn thương, về những “tan nát” mà các […]
KHÔNG AI CỨU NỔI CON MÈO
Không thể phủ nhận rằng, Save The Cat! là một trong những cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn đối với điện ảnh thế giới nói chung và cộng đồng biên kịch nói riêng; thông qua những kỹ thuật kể chuyện được tác giả Blake Snyder hướng dẫn, tổng hợp thành công thức dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ áp dụng.
Dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ chính xác “Save The Cat” nghĩa là gì.
7 món đồ cần có cho người viết mới | Minimalist Writer’s Starter Pack
Giống như mọi công việc khác, công cụ là một phần không thể thiếu đối với người viết. Thế nhưng, lựa chọn công cụ nào cho phù hợp với người mới vào nghề, người nghèo hay người quá lười để mang theo 10kg thiết bị trong balo mỗi khi ra đường không hẳn là chuyện dễ dàng. Vậy nên hôm […]
Kịch bản 101 – #38: Kỹ thuật lôi cuốn khán giả (phần 2)
Khi còn học trong ngành quảng cáo, một người thầy từng nói với chúng tôi thế này: “Quảng cáo không bán sản phẩm. Quảng cáo bán một câu chuyện”. Là người tiêu dùng, bạn có thể thấy “câu chuyện” ở khắp mọi nơi, từ những clip quảng cáo 30 giây trên TV, đến những bài tâm sự có kèm link […]
Đọc nhiều kịch bản không giúp bạn trở thành biên kịch
Có một lời khuyên mà các biên kịch mới vào nghề thường được nghe, đó là: “Hãy đọc thật nhiều kịch bản mẫu” Kịch bản mẫu ở đây là những kịch bản đoạt giải Oscar, kịch bản của các phim Việt Nam đã phát hành, kịch bản của các biên kịch đi trước… Lời khuyên này phổ biến đến mức […]
Viết kịch bản tốn bao nhiêu tiền?
Mỗi năm chục lần, giới làm phim hễ làm ra phim dở bị khán giả chê là lại đồng thanh ca thán “Vì biên kịch kém, vì không có kịch bản hay”. Người ngoài không biết lại tưởng “Không có kịch bản hay” là thánh ca của ngành. Thế nhưng, vấn đề cốt lõi của việc “không có kịch bản […]
Phim Việt Nam dở, lỗi tại biên kịch?
Mọi người luôn bảo rằng “Phim là của đạo diễn”, vậy tại sao mỗi khi có phim chiếu rạp nào đó dở hơi, mọi chỉ trích đều hướng về biên kịch? Phải chăng đạo diễn và nhà sản xuất vô tội, hay biên kịch chỉ là vật tế thần? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây:
Tại sao KHÔNG nên để đạo diễn và diễn viên tự sáng tạo?
Có ý kiến cho rằng, biên kịch chỉ cần viết kịch bản một cách khái quát, còn lại dàn dựng cảnh quay như thế nào là việc của đạo diễn và dựng phim. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm, nhất là vào thế kỷ 21, khi mà bất kỳ ai với chiếc smartphone trong tay cũng có thể làm […]
5 NĂM VIẾT BLOG
Hôm nay mò lên blog, thấy thông báo từ hôm qua, mới nhận ra quay qua quay lại đã 5 năm rồi. Trở lại những ngày đầu lập blog, khi đó tôi chỉ là một thanh niên thất nghiệp sau khi vừa rời khỏi công ty, ngồi trong căn hộ studio đi thuê chỉ vỏn vẹn 12m2 viết ra những […]
[Kịch bản 101] #37: Nghệ thuật chuyển cảnh từ kịch bản
Khi bàn về việc cắt dựng một bộ phim, các chuyên gia hàng đầu đều nói thế này: Việc quan trọng nhất của việc dựng phim là làm sao để người xem không cảm thấy sự can thiệp của người dựng phim trong đó. Điều này cũng được áp dụng trong mọi khâu, từ kịch bản, quay phim đến diễn […]
[Kịch bản 101] #36: Để cảnh phim của bạn hấp dẫn hơn
Là biên kịch hoặc đạo diễn tự viết kịch bản, chắc hẳn nhiều lần bạn đã ngồi trước màn hình máy tính, nhìn chằm chằm vào màn hình trắng trước mặt, và tự hỏi “Cảnh này cần được thể hiện như thế nào?”. Bạn đã có sẵn đề cương trong tay, còn cẩn thận chuẩn bị sẵn cả đường dây […]
[Kịch bản 101] #Ngoại truyện: Thực hành viết một cảnh quay
Trong những buổi cafe trò chuyện cùng các nhà sản xuất, đạo diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật, bạn bè trong giới làm phim…; vấn đề mà tôi thường nghe họ than phiền thường xuyên là có quá nhiều kịch bản gửi tới được trình bày một cách sơ sài, cẩu thả, thiếu thông tin, thiếu hình ảnh đến […]
[Kịch bản 101] #35: Kỹ thuật lôi cuốn khán giả (Phần 1)
Khán giả thật ra rất đơn giản. Với khán giả, việc phim được quay bởi máy quay tiền tỷ hay kinh phí vài triệu đô quay trong ba tuần chẳng phải là chuyện mà họ cần quan tâm, thậm chí còn kém thu hút hơn việc một kiều nữ hết thời nào đó với đầy tai tiếng lại được mời làm nữ chính phim thanh xuân vườn trường. Khán giả xem phim, cũng như đến với bất cứ loại hình nghệ thuật nào, đều vì họ bị thu hút bởi những câu chuyện và cách thể hiện mới lạ mà câu chuyện đó mang lại. Một bộ phim hay, trong mắt khán giả, chỉ đơn thuần là một bộ phim có thể chạm được vào trái tim (cảm xúc) và cái đầu (suy nghĩ) của họ.
Dưới đây là vài kỹ thuật có thể giúp người kể chuyện làm được điều kỳ diệu đó.
Viết kịch bản phim ngắn dành cho người lười
Bạn không phải biên kịch, cũng chẳng muốn học viết kịch bản, thế nhưng bạn đang có hứng muốn làm phim và không kiếm được ai viết kịch bản thay mình? Không sao cả. Giờ đây, bạn có thể tự viết cho bản thân một kịch bản phim ngắn mà không cần phải học hành gì nhiều. Trước hết hãy […]
[Kịch bản 101] #32: Viết từng cảnh một
Trong quá trình làm việc, biên kịch thường nhận được feedback từ nhà sản xuất hay đạo diễn kiểu “cảnh này chán quá, em sửa lại nha”, “cảnh này ngắn quá, em kéo dài ra nha”, “cảnh này khó quá, em làm đơn giản hơn nha”, “cảnh này bạn trai cũ của con gái nuôi của ông hàng xóm của […]
[Kịch bản 101] #24: Tầm quan trọng của việc huỷ hoại nhân vật
Có một người thầy từng luôn nhắc tôi rằng: “Nghệ thuật nói về nỗi đau của con người”, “Phim là của nhân vật”. Mọi câu chuyện, mọi bộ phim, đều xoay quanh nhân vật. Nhân vật ở đây không chỉ mỗi con người, mà mọi thứ, từ mấy con cún con đến ngọn gió trên đồi hay mảnh thủy tinh trong […]
[Kịch bản 101] #23: Lựa chọn đấu trường của riêng bạn
Mỗi câu chuyện phù hợp với một thể loại, cách kể, thời lượng khác nhau. Nếu bạn dành tới hai mươi tập phim chỉ để kể về khoảnh khắc hoa đào rụng, hay viết một kịch bản dài năm phút với hai mươi nhân vật đang tìm cách giết nhau, thì rõ ràng là không phù hợp. Có một nguyên […]
[Kịch bản 101] #22: Những việc cần làm trước khi bắt đầu viết kịch bản
Bạn đã có một ý tưởng tuyệt vời. Những hình ảnh, cảnh phim như đang chạy đua trong đầu bạn. Bạn cảm thấy hào hứng, tràn đầy nhiệt huyết. Bạn mở máy tính lên và bắt đầu đánh máy thẳng ra kịch bản. Vài phút trôi qua… Nửa tiếng, một tiếng, vài tiếng sau… Bạn đang viết tới một cảnh […]
[Kịch bản 101] #21: Yếu tố nào tạo nên một kịch bản tốt?
Bạn đã nghe rất nhiều quan điểm kiểu như “Ba yếu tố quan trọng nhất của một bộ phim: Kịch bản, kịch bản và kịch bản (Hitchcock)”, “Kịch bản tốt chưa chắc làm ra được phim hay, kịch bản dở chắc chắn ra phim tệ”… Bạn cũng từng thấy có những phim kịch bản tầm trung nhưng doanh thu khủng, […]
[Kịch bản 101] #20: 5 cách bắt đầu bộ phim của bạn
Một người bạn từng nói với tôi thế này: “Bắt đầu một câu chuyện cũng giống như bắt đầu một mối quan hệ mới vậy. Bạn không biết phải mở lời thế nào, bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, bạn không biết phải dùng hành động hay biểu cảm gì, bạn sợ rằng nếu bạn làm gì đó […]
Gửi và nhận feedback sao cho hiệu quả?
Không có kịch bản (tốt) nào tự nhiên sinh ra. Cho và nhận feedback (phản hồi) là điều cần thiết đối với các nhà biên kịch thành công. Cơ mà, phản hồi sao cho hiệu quả? Chúng ta đều biết về việc viết và viết lại. Nó là cả một quá trình. Bạn có một ý tưởng, ý tưởng đó […]
Kịch bản của bạn dở tệ
Bạn thích phim. Bạn mê phim. Bạn muốn làm phim. Bạn muốn viết kịch bản. Bạn lên mạng, coi vài cái mẫu hướng dẫn trình bày kịch bản, rồi bắt đầu viết. Với khả năng sáng tạo đỉnh cao tuyệt vời áp đảo cả vũ trụ, bạn hoàn thành tập kịch bản dài một trăm trang A4 chỉ trong có […]
[The Scenes] #1: Hoài niệm mối tình đầu
Well, I’m back. Ban đầu, tôi chỉ định up clip này lên facebook và viết vài dòng status. Nhưng cuối cùng thì nó lại dài lằng ngoằng thế này đây. Tôi không biết nên xếp bài này vào hạng mục nào, vì rõ ràng, đây không phải bài phân tích phim, cũng chẳng phải bài về kỹ thuật viết kịch […]
[Kịch bản 101] Kết thúc Season 1: This is not the end, this is A N D
Dạo này có nhiều bạn nhắn hỏi tôi rằng tại sao [Kịch bản 101] không có bài mới. Thực ra thì ban đầu tôi chỉ định viết series này trong khoảng 8-10 bài, nhưng khi bắt tay vào viết thì có quá nhiều thứ cần nhắc đến, cuối cùng thì series kéo dài tới 18 bài. Tôi rất biết ơn […]
Nếu yêu nước thì hãy làm phim cổ trang, không thì câm mẹ cái mồm lại !
Trước đây, trong một lần nói chuyện có nhắc đến phim cổ trang, một đạo diễn từng hỏi tôi bằng giọng coi thường rằng “Em nghĩ rằng khán giả có thèm quan tâm tới Tôn Thất Thuyết (một nhân vật lịch sử) là ai không?”. Ngày hôm nay, tôi có thể tự tin trả lời rằng, không chỉ ở Việt Nam, […]
[Kịch bản 101] #16: Nói sao cho đúng?
Chúng ta đã đi một chặng đường dài. Sau 16 bài, những kỹ thuật cơ bản nhất đã được nhắc đến. Tất nhiên với tính chất của một bài blog thì không thể thể hiện hết tất cả, nhưng ít nhất tôi cũng đã nói được với bạn những gì cần nói. Trong bài này, sau tất cả những kỹ […]
[Kịch bản 101] #14: Những ngữ đoạn thị giác
NHỮNG NGỮ ĐOẠN THỊ GIÁC *Ngữ đoạn (Syntagme) thị giác theo ngôn ngữ điện ảnh là tổ hợp nhiều yếu tố cụ thể (nhìn thấy sờ mó cầm nắm bóp được) trong dàn cảnh cũng như trong diễn xuất kết hợp lại thành một quá trình hiển thị một hình ảnh điện ảnh. Hình ảnh đó có thể tương ứng với […]
[Kịch bản 101] #13: Thời gian trong phim
Chúng ta sẽ bắt đầu bài viết này bằng một câu hỏi: Làm thế nào để thúc đẩy câu chuyện kể tiến lên, làm thế nào cho tình tiết phát triển, làm thế nào để làm chủ THỜI GIAN ? THỜI GIAN TRONG PHIM Trừ một vài trường hợp rất hiếm và đặc biệt trong lịch sử điện ảnh, việc […]
[Kịch bản 101] #12: Đi tìm Mc Guffin
Khi nghe nói tới “Mc Guffin”, có bạn sẽ thắc mắc “đó là thằng cha nào vậy?”. Thực ra Mc Guffin không phải là người, mà là tên gọi của một khái niệm trong nghệ thuật phát triển kịch bản. Mc Guffin, hay còn được gọi là “Thắng Bại Cụ Thể”, là một thuật ngữ được sáng tạo bởi đạo […]
[Kịch bản 101] #11: Thắt & cởi nút
Như vậy là chúng ta đã đi được hơn nửa chặng đường tìm hiểu về kỹ thuật viết kịch bản. Mỗi kỹ thuật đều vô cùng quan trọng và cần thiết để làm cho kịch bản của bạn trở nên hấp dẫn và thú vị. Kỹ thuật viết kịch bản vốn không nhiều, nhưng để có thể hiểu và sử […]