[Kịch bản 101] #28: Đặt tên con – Phần 1: Đặt tên phim

Nếu mỗi lần viết kịch bản phim là một lần mang thai, thì khâu phiền não nhất đối với mỗi biên kịch có lẽ là khi phải nghĩ tên cho kịch bản. Ai sinh con ra cũng muốn con mình có một cái tên thật hay, thật ý nghĩa, và nhất là không giống với tên của đứa mình ghét. Nhưng mà đặt tên con như thế nào cho hay, cho ý nghĩa, cho “điện ảnh”, thì không phải ai cũng biết. Mà có biết thì không phải lúc nào cũng nghĩ ra một cái tên nghe có vẻ hay ho ngay lập tức được.

Vậy nên hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem người ta thường đặt tên con như thế nào nhé!

ĐẶT TÊN PHIM

primary_Header2

Các kiểu đặt tên phim

Có nhiều cách khác nhau để đặt tên phim, nhưng nhìn chung thì có 5 cách phổ biến như sau:

1. Đặt tên phim theo tên nhân vật chính:

Đây là kiểu đặt tên phim khá phổ biến ở Hollywood. Joker, Forrest Gump, Logan, John Wick, Deadpool, Coco… là những ví dụ điển hình. Ở Việt Nam cũng có vài phim đặt tên kiểu này như Tèo Em, Hai Phượng, Hương Ga, Long Ruồi…

Đặt tên phim theo tên nhân vật có điểm tốt là nhanh gọn, giúp khán giả dễ nhớ hơn, nhưng tất nhiên là nhân vật phải có cái gì đó để khán giả nhớ tới.

Có một biến thể khác của kiểu đặt tên này, đó là thay vì đặt tên phim theo tên nhân vật chính, người ta sẽ đặt tên phim theo đặc điểm nhận dạng của nhân vật. Chẳng hạn như: Mother, Old Boy, Naked Director, Lord of The Rings, Spycho, Baby Driver, Iron Man, The Spy Gone North, Nữ Đại Gia, Mắt Biếc, Vòng Eo 56, Fan Cuồng, Cô Ba Sài Gòn…

DlN_5McVsAAvMG5.jpg

2. Đặt tên phim theo sự kiện/vấn đề chính

Tên phim đặt theo cách này thường mô tả một phần hoặc toàn bộ biến cố/ sự kiện chính mà nhân vật trong phim gặp phải/trải qua. Điển hình là các phim Wanted, Saving Private Ryan, The Secret Life of Walter Mitty, The Curious Case of Benjamin Button, Up, Toy Story, Star Wars, The King’s Speech…

Đây là cách đặt tên phổ biến nhất, một phần vì dễ gây tò mò và thu hút khán giả thông qua tên phim, phần vì đặt tên theo cách này nghe có vẻ hấp dẫn hơn, dễ quảng bá hơn. Nhưng trên hết, khi đặt tên theo cách này, phần nào đó bạn đã có thể giới thiệu được cho người đọc, người xem về nội dung và thể loại bộ phim hướng tới, giúp người đọc, người xem dễ dàng lựa chọn hơn.

Ở Việt Nam, một số phim đặt tên theo cách này có thể kể đến như: Mùa Len Trâu, Thời Xa Vắng, Sống Trong Sợ Hãi, Nụ Hôn Thần Chết, Giải Cứu Thần Chết, Truy Sát, Chờ Em Đến Ngày Mai, Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh, Trúng Số…

MV5BMzU5MjEwMTg2Nl5BMl5BanBnXkFtZTcwNzM3MTYxNA@@._V1_.jpg

3. Đặt tên phim theo địa danh

Với những bộ phim mà câu chuyện chính diễn ra chủ yếu ở một bối cảnh đặc biệt cụ thể, thì tên của bối cảnh đó cũng có thể trở thành tên phim. Ví dụ như: Shutter Island, Kong: Skull Island, Titanic, Dunkirk, The Chronicles of Narnia, Cánh Đồng Bất Tận, Đảo Của Dân Ngụ Cư…

Một biến thể khác của kiểu đặt tên này, là đặt tên theo mốc thời gian. Đây là cách mà những phim thuộc dòng lịch sử hoặc giả tưởng có thể áp dụng. Chẳng hạn như những phim 2001: A Space Odyssey, Jurassic Park, 1917 (về WW1), 1987: When the Day Comes, Nước 2030

MV5BOTdmNTFjNDEtNzg0My00ZjkxLTg1ZDAtZTdkMDc2ZmFiNWQ1XkEyXkFqcGdeQXVyNTAzNzgwNTg@._V1_.jpg

4. Đặt tên phim theo kho báu/mục tiêu của nhân vật

Bên cạnh cách đặt tên phim theo sự kiện chính thì đặt tên phim theo tên kho báu/ mục tiêu của nhân vật cũng là cách mà nhiều biên kịch thường dùng. Có thể điểm qua vài cái tên như Blood Diamond, Indiana Jones and The Last Crusade, Khát Vọng Thăng Long, Đảo Giấu Vàng

MV5BZDMxOGZhNWYtMzRlYy00Mzk5LWJjMjEtNmQ4NDU4M2QxM2UzXkEyXkFqcGdeQXVyNTA4NzY1MzY@._V1_.jpg

5. Tên phim mang tính ẩn dụ

Đây là cách đặt tên yêu thích của nhiều biên kịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào cách này cũng hiệu quả. Bạn có thể nghĩ ra được một cái tên tuyệt vời, nếu như kịch bản của bạn thực sự đủ sức gánh vác cái tên đó. Trong nhiều trường hợp kịch bản có tên phim như quote ngôn tình, sến súa và nông cạn, người đọc không cần nhìn vào kịch bản cũng biết kịch bản đó yếu cỡ nào.

Nếu nhìn vào những phim thành công với lối đặt tên ẩn dụ kiểu này như Avatar, Pieta, Gravity, Inception, Interstella, Get Out, Us, Parasite, No Country For Old Men… có thể dễ dàng nhận thấy đặc điểm chung của những tên phim này là tên phim gói gọn, bao hàm chủ đề, thông điệp cốt lõi của toàn bộ nội dung phim trong đó; cũng như tên phim là những từ khóa có nhiều tầng nghĩa.

daf732cc0c44525e4c04b0d067faaf5f.jpg

Lưu ý khi đặt tên phim

Tuy tên phim có nhiều cách đặt khác nhau, nhưng có những yếu tố tên phim nào cũng cần có:

1. Tên phim liên quan đến nội dung phim

Đây là yếu tố cơ bản nhất. Khi đặt tên phim, hãy đảm bảo rằng tên phim phải thể hiện được sự liên quan với nội dung chính của phim. Bởi khán giả dựa vào tên phim để ước đoán nội dung cũng như thể loại phim mà họ sẽ xem, nếu bạn làm phim kinh dị mà đặtt tên phim sến súa như phim ngôn tình thì đó là “treo đầu dê bán thịt chó”, là lừa dối khán giả. Khán giả sẽ tẩy chay phim của bạn.

Dù vậy, đôi khi, bạn có thể dùng cách “chơi chữ”. Chẳng hạn như có một phim truyền hình tên là “Cười lên Donghae”, xoay quanh cuộc đời của nhân vật Donghae do Ji Chang Wook đóng chính. Tại sao bộ phim có tên đó? Vì xuyên suốt bộ phim, Donghae gặp đủ mọi biến cố trên đời, ăn hành ngập mặt, khổ sở vô cùng. Gặp bao nhiêu biến cố vậy mà Donghae có thể cười được thì đúng là phép màu. Tên phim khiến khán giả tò mò, rằng chừng nào Donghae mới có thể cười, và rồi họ kiên nhẫn xem hết mấy chục tập phim để chờ phép màu xảy ra. Ji Chang Wook cũng bắt đầu nổi tiếng từ phim đó.

2. Đọc lên nghe mượt mà, thuận tai

Yếu tố này tưởng chừng chỉ là yếu tố nhỏ, nhưng lại khá quan trọng, nhất là khi bạn đặt tên phim dài hơn ba chữ.

Con người có xu hướng quên nhanh, nhất là trong thời đại thông tin hỗn tạp như hiện nay. Nếu như tên phim của bạn không có điểm nhấn, đọc lên nghe kỳ cục, khó nhớ, thì khán giả sẽ dễ dàng quên nay. Hãy thử đọc to tên phim của bạn lên và tưởng tượng nếu bạn giới thiệu cho ai đó về bộ phim bạn đang viết, bạn có thể thuận miệng nói ra cái tên đó không. Chú ý, đừng đặt tên quá kỳ lạ chỉ vì bạn thấy cái tên đó “hài hài, vui vui”. Khi ai đó hỏi “Phim bạn tên gì?” mà bạn trả lời “Ai Mà Biết” thì bạn có nguy cơ tổn thương xương hàm trước khi kịp giải thích đó là tên phim.

phim viet 2018.jpg

3. Tên phim có nghĩa

Vâng, tên phim của bạn phải có nghĩa. Một cái tên vô nghĩa sẽ khiến người đọc, người xem nghĩ rằng “đây là một kịch bản nhảm nhí” và quăng kịch bản của bạn vào thùng rác. Một cái tên có ý nghĩa sẽ thay đổi số phận kịch bản của bạn. Hãy đặt tên phim có nghĩa.

4. Có yếu tố thu hút khán giả

Đây là yếu tố gây tranh cãi khá nhiều. Thế nào là một tên phim thu hút khán giả? Vấn đề này liên quan nhiều đến cảm nhận của người đọc cũng như năng lực của đội ngũ sản xuất, marketing. Bởi trong nhiều trường hợp, người biên kịch sử dụng một từ khóa đa nghĩa để làm tên phim, còn nhà sản xuất với nhân viên marketing chỉ nhìn sơ qua tên phim mà không đọc kịch bản, cũng không thèm dành lấy vài giây cố nghĩ xem tại sao biên kịch lại đặt tên phim như vậy. Đó là lý do nhiều kịch bản phim có cái tên sến súa dài loằng ngoằng lại lọt Top những cuộc thi viết kịch bản dù không ai thèm mua, còn những phim được cấp vốn lại có cái tên ngắn gọn, nghe sơ qua tưởng như không có gì nổi bật.

Chung quy cũng do trình độ nhận thức khác biệt quan điểm.

71501257_599713440432951_7546568039437697024_o

Đặt tên phim tệ thì sao?

Nếu khả năng đặt tên phim của bạn không cao, cũng đừng quá lo lắng. Trong một số trường hợp, tên phim có thể được đặt lại bởi đội ngũ marketing, nhằm phù hợp với chiến lược quảng bá, thu hút khán giả. Đó là đối với phim nước ngoài, còn đội ngũ marketing phim Việt Nam thì thôi đừng trông mong.

hqdefault

Còn bạn, bạn thường đặt tên phim như thế nào?

©yooribae

Discover more from Yoori's Blog

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue Reading

%d