Blog

35 bình luận cho “[Kịch bản 101] #18: Viết kịch bản từng bước một”

  1. Ảnh đại diện Thubui
    Thubui

    Bài viết rất đầy đủ,chi tiết và hữu ích vô cùng 😍😍😍
    Cảm ơn admin nhìu nhìu nha

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Cảm ơn bạn đã ủng hộ blog ^_^

  2. Ảnh đại diện alubabualex

    Woww lâu rồi mới thấy bài mới trên blog của anh <3 <3
    Em không phải người trong giới, cũng không có ý định gia nhập giới, chỉ là rất có hứng thú với điện ảnh thôi, nên em xin hỏi ngu một câu này, mong anh không chê cười ạ:
    Em muốn hỏi là với những phim thể loại, có cốt truyện rõ ràng thì có thể xây dựng kịch bản mấy hồi như anh viết bên trên, vậy những phim không có cốt truyện rõ ràng thì tác giả xây dựng kịch bản kiểu gì ạ? Gần đây em có xem phim Bi ơi đừng sợ (Phan Đăng Di) và Homostratus (Síu Phạm) đều là hai phim không có cốt truyện kiểu tuyến tính liền mạch thông thường. Em rất thắc mắc làm sao mà người ta nghĩ ra được những phim như vậy, anh có thể giải đáp một chút không ạ? Em cảm ơn anh ạ.
    Mong các bài viết tiếp theo của anh ạ!

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Cảm ơn em đã ủng hộ blog ^_^
      Anh chưa xem phim Homostratus, nhưng Bi, đừng sợ là một phim vẫn có cấu trúc ba hồi rất rõ ràng nha em. Nếu em xét một cách đơn giản ba hồi gồm Giới thiệu vấn đề – Phát triển vấn đề – Giải quyết vấn đề thì có thể thấy Bi, đừng sợ có tuân thủ cấu trúc ba hồi đầy đủ. Còn việc làm sao người ta nghĩ ra được những phim như vậy thì chắc phải có một bài riêng để giải thích. Cảm ơn em ^_^

  3. Ảnh đại diện toskahuynh

    Anh ơi, mỗi mục gửi đợt 1 là ứng với một trang ạ?
    Anh có thể chia sẻ thêm về vấn đề bản quyền với nhưng hãng phim uy tín lẫn địa chỉ để gửi được không ạ? Mình chỉ có thể gửi trực tiếp hay là cũng có thể gửi mail.
    Em nghe nói về bản quyền cũng mong manh lắm, người ta có thể dễ dàng lấy ý tưởng nếu người ta có ý đồ nên mong anh tư vấn ạ.

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Chào bạn, mỗi mục gửi đi trong đợt 1 có độ dài phụ thuộc vào nội dung của từng mục. Mình có ghi rõ trong bài, bạn có thể xem lại nha.
      Về vấn đề bản quyền, bạn nên gửi qua email chính thức của hãng phim để có chứng cứ xác lập bản quyền về sau.
      Theo Luật Bản Quyền thì khi bạn viết ra giấy hay đánh máy thì quyền tác giả của bạn đã được xác lập. Tuy nhiên hiện nay cũng có không ít đối tượng xấu lăn cắp ý tưởng. Theo Luật thì bạn có thể kiện, nhưng thực tế thì có nhiều vấn đề phức tạp hơn. Luật không bảo vệ ý tưởng, chỉ bảo vệ sản phẩm đã thành hình; vậy nên trong bài viết mình có chia sẻ về một số cách thức để bạn có thể tự bảo vệ bản thân. Nhưng hãy nhớ rằng, phần lớn ý tưởng của bạn đều dựa trên những gì đã có sẵn trong văn minh nhân loại ít nhất là 2500 năm trở lại đây, chứ gần như không có ý tưởng nào trên thế giới này là original cả. Vậy nên cách tốt nhất để bảo vệ ý tưởng của bạn, với tư cách biên kịch, là hãy viết ra một kịch bản thật tốt, một câu chuyện chỉ mình bạn kể ra được, một câu chuyện hoàn hảo và tuyệt vời nhất. Đó là cách duy nhất, và tốt nhất, mà một biên kịch có thể làm để bảo vệ kịch bản của bản thân.

  4. Ảnh đại diện Duy
    Duy

    Bài viết rất hay và bổ ích. Cảm ơn bạn nhiều. Hi vọng sẽ được đọc thêm các bài viết hay khác từ bạn 🙂

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Cảm ơn bạn đã ủng hộ blog ^_^

  5. Ảnh đại diện Dương Minh Hải
    Dương Minh Hải

    Thật tuyệt khi tìm thấy trang web của bạn. Cảm ơn bạn vì những chia sẻ tuyệt vời này. Chúc bạn năm 2019 thành công và viết nhiều bài hay nữa 😀 .

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Cảm ơn Hải đã ủng hộ blog ^_^

  6. Ảnh đại diện A
    A

    *synopsis. Btw, cảm ơn

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Oh thank bạn, mình hay bị sai chính tả từ này huhu

  7. Ảnh đại diện Trần thủy
    Trần thủy

    Anh ơi một kịch bản điện ảnh có giá khoảng bao nhiêu ạ?bí quyết để thương thảo giá kịch bản giữa biên kịch với nhà sản xuất là như thế nào ạ?

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Chào Thủy, cảm ơn em đã ủng hộ blog ^_^
      Một kịch bản điện ảnh trên thị trường hiện nay không có giá cố định, mà phụ thuộc nhiều vào năng lực, tên tuổi và giá trị của biên kịch. Tuy nhiên, giá tối thiểu của một kịch bản điện ảnh thường sẽ không dưới 100 triệu. Tất nhiên, em sẽ nghe đâu đó vài trường hợp phá giá, kiểu như kịch bản 50 triệu hay viết free lấy tiếng. Như Joker Nolan từng nói: “Nếu bạn giỏi thứ gì, đừng làm thứ đó miễn phí”. Làm free lấy tiếng hay giảm giá làm quen là cái bẫy hủy hoại sự nghiệp biên kịch cũng như cho thấy sự thiếu tôn trọng kịch bản của cả người bán lẫn người mua. Một kịch bản điện ảnh thực tế mất từ 6 tháng đến nhiều năm để hoàn thành (tùy theo số lần chỉnh sửa), nên nếu kịch bản dưới 100 triệu thì biên kịch sẽ không đời nào đủ chi phí để duy trì sự sống tới ngày kịch bản hoàn thành. Tuy nhiên, nếu em viết theo nhóm hoặc viết kịch bản dựa trên đề cương có sẵn của người khác, số tiền em nhận được có thể ít hơn, bởi một hay nhiều phần việc đã được hoàn thành bởi người khác. Cái này có thể hiểu mà, đúng không?
      Về bí quyết thương thảo giá, thực ra khá đơn giản: Tôn trọng lẫn nhau và hiểu rõ bản thân. Người bán luôn muốn giá cao còn người mua luôn muốn giá tốt, vậy nên hai bên cứ thảo luận trực tiếp, rõ ràng và lịch sự để có thể đưa ra mức giá phù hợp. Đương nhiên, mỗi người sẽ có cách làm khác nhau. Nhưng trước hết, em phải chứng minh cho khách hàng thấy là em biết viết cũng như biết cách làm cho truyện phim lôi được khán giả ra rạp. Biên kịch phải tìm cách thu hút khán giả ra rạp bằng chính câu chuyện, kịch bản của mình, chứ không phải đặt hy vọng vào danh hài hay scandal nào cả. Và đừng quên, tôn trọng khán giả đầu tiên, rồi đến nhà sản xuất. Đến cuối cùng, đồng tiền em kiếm được đến từ khán giả, chứ không phải mấy vị dealer.
      Hãy viết thật hay và bán được kịch bản giá tốt nhé! Fighting!!!

  8. Ảnh đại diện Quoccanh
    Quoccanh

    Mình chưa hiểu đc về nội hàm nội dung cơ bản của 1 kịch bản cụ thể mà từ đó đạo diễn có thể dàn dựng được. Xin bản chỉ giáo ạ

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Chào bạn, bạn có để đọc lại những bài đầu tiên của series Kịch Bản 101 để hiểu rõ hơn nhé. Cảm ơn bạn ^_^

    2. Ảnh đại diện Phú Hoàng
      Phú Hoàng

      hay mình đọc hoa cả mắt

  9. Ảnh đại diện Đông Qui
    Đông Qui

    Cảm ơn anh.

  10. Ảnh đại diện Vương
    Vương

    Đầu tiên là cảm ơn Yoori rất nhiều. Mình phải nói là chuyên mục “Kịch bản 101” này đã giúp mình hiểu ra được nhiều điều về việc biên kịch hơn. À, Yoori cho mình hỏi, đối với phim truyền hình ấy, những cái như Synopsys , Outline và Treatment thường dài bao nhiêu vậy?

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Chào Vương, cảm ơn Vương đã ủng hộ blog ^_^ Đối với phim truyền hình, phần Synopsys (Đề cương tổng quát) và Treatment theo tập (Đề cương phân tập) khi gửi cho nhà sản xuất thường là bản tóm tắt, trong đó Đề cương tổng quát khoảng 8-10 trang (cho 30 tập), Đề cương phân tập dài khoảng 1 trang A4/tập; font Arial, size 12, cách dòng 1,5. Tuy nhiên, đó là đối với bản toám tắt gửi đi, còn khi bạn viết cho bản thân thì nên viết càng đầy đủ chi tiết càng tốt (không giới hạn số trang). Vì quá trình duyệt kịch bản phải chờ đợi khá lâu (từ vài tuần đến vài tháng) nên khi viết đề cương kịch bản cho bản thân bạn viết càng kỹ thì quá trình viết kịch bản sau đó sẽ dễ dàng hơn, thay vì bạn phải ngồi nhớ lại xem hai năm trước tại sao bạn lại nghĩ ra tình huống đó. Nếu được thì bạn nên hoàn thành luôn kịch bản chi tiết, để khi đề cương được duyệt thì bạn có sẵn kịch bản hoàn chỉnh để bán luôn. Với lại gần đây có một số hãng phim, nhà đài chỉ mua kịch bản đã hoàn thành 100%, nên viết ra kịch bản chi tiết trước khi mang bán cũng tiện hơn cho bạn.

  11. Ảnh đại diện Hoàng Dung
    Hoàng Dung

    Cảm ơn Yooribae, bài đọc rất hữu ích, mình đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần, cũng như đã đọc rất nhiều bài viết của Yooribae. Giống như Yooribae thấu hiểu mọi thắc mắc cũng như tâm can của mình vậy. Một lần nữa, cảm ơn Yooribae rất nhiều!

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Cảm ơn Dung đã ủng hộ blog ^_^

    2. Ảnh đại diện Henry
      Henry

      Cảm ơn bạn rất nhiều. Bài viết của bạn khá chi tiết.

      1. Ảnh đại diện yooribae

        Cảm ơn Henry đã ủng hộ blog ^_^

  12. Ảnh đại diện Vy Ngô
    Vy Ngô

    Aiz ko biết nói gì nữa thực sự là rất rất cảm ơn ad vì bài viết của bạn, bisou ❤

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Cảm ơn Vy đã ủng hộ blog ^_^

  13. Ảnh đại diện Ho Tan Doi
    Ho Tan Doi

    Bài viết tuyệt quá ạ, cảm ơn anh đã cho em thêm thông tin

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Cảm ơn bạn đã ủng hộ blog ^_^

  14. Ảnh đại diện Nguyễn Xuân Thành

    Thật sự cảm ơn về bài viết ạ

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Cảm ơn Thành đã ủng hộ blog ^_^

  15. Ảnh đại diện Giang Long
    Giang Long

    cám ơn anh em cũng đang muốn rẽ sang con đường biên kịch nhưng chẳng biết một cái gì cả

  16. Ảnh đại diện vanitas21062005

    Cảm ơn bạn, bài viết của bạn rất bổ ích, bạn đã viết rất chi tiết, nhưng có phần về cốt truyện (synopsys) mình vẫn không phân biệt được nó với câu chuyện, bạn có thể giải thích lại nó là cái gì, và điểm khác biệt của nó với câu truyện được không?

  17. Ảnh đại diện Nguyễn Thị Thấm
    Nguyễn Thị Thấm

    Yoorifilm ơi! Cho mình hỏi với: Synopsys, Outline và Treatment cho phim điện ảnh thì mỗi mục như vậy chuẩn là bao nhiêu trang vậy? Trong bài viết này hình như là nói số trang của phim truyền hình hả? Mong mong! Rất cám ơn bài viết này!

    1. Ảnh đại diện yooribae

      Với phim điện ảnh thì không có tiêu chuẩn cụ thể cho Synopsys, Outline hay Treatment. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc Pitching, làm hồ sơ dự án, phần Plot nên ngắn gọn trong tầm 10 dòng, Synopsys tầm 1000 đến không quá 3000 từ nhé bạn.

  18. Ảnh đại diện Nguyễn Văn Khoa
    Nguyễn Văn Khoa

    Quá chi tiết và tận tình cho một bài viết. Em đang không biết bắt đầu phim ngắn đầu tay từ đâu thì đã vô tình bắt gặp bài viết này. Cảm ơn Blog cũng như người đã viết bài. Hẹn một ngày không xa em sẽ đăng kí khóa biên kịch kekeke :vv

Leave a Reply